Cách đóng con dấu công ty đúng chuẩn theo quy định

Tùy từng loại văn bản mà tương ứng với nó là cách đóng dấu phù hợp và đúng cách. Dưới đây là bài viết hướng dẫn bạn đọc về cách đóng con dấu công ty như thế nào cho đúng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu giá rẻ cho doanh nghiệp

  1. Dấu treo

Đóng dấu treo là sử dụng con dấu đóng lên phần trang đầu và đóng trùm lên một phần tên của cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo với văn bản chính.

Trên thực tế, một số cơ quan, công ty, doanh nghiệp đóng dấu treo trên các giấy tờ văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc phía trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính thuế VAT.

Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng con dấu treo là một bộ phận của giấy tờ, văn bản chính.

  1. Dấu giáp lai

Đóng dấu giáp lai là sử dụng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lên lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên để con dấu trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu, đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong toàn bộ văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung hoặc giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai được thực hiện đúng theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

 Thông thường khi các công ty, doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm có nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết hợp đồng nếu tất cả các bên đều là tổ chức, cơ quan có sử dụng con dấu.

Đối với hợp đồng nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai một lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang văn bản liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết tất cả các trang của hợp đồng và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp lại với con dấu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, con dấu giáp lai cũng được sử dụng trong những trường hợp như đóng dấu giáp lai lên ảnh như chứng minh thư nhân dân, bằng cấp các loại hay một số công văn có dán ảnh,…

  1. Cách đóng con dấu lên văn bản có chữ ký
  • Dấu đóng trên văn bản phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và sử dụng đúng mực dấu quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì con dấu đóng phải trùm lên trên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Việc đóng dấu lên phụ lục kèm theo giấy tờ, văn bản chính do người ký giấy tờ, văn bản quyết định và con dấu được đóng lên phần trang đầu tiên, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hay tên của phần phụ lục.
  • Việc đóng dấu giáp lai, đóng con dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện đúng theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
  • Tất cả các công văn, văn bản đều có tiêu chuẩn đóng dấu chung, cho dù là đơn vị của cơ quan hành chính nhà nước hoặc các tổ chức cá nhân, công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi tham khảo xong bài viết  tư vấn và hướng dẫn cách đóng con dấu công ty này, bạn đọc sẽ có được phương pháp về cách đóng con dấu đúng nhất và hợp lý nhất.

>> > Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu chữ ký giá rẻ tại Hà Nội

>>>Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu chức danh giá rẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *