Mỗi công ty hoặc doanh nghiệp sở hữu nhiều nhất bao nhiêu con dấu?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới nhất quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; các quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về vấn đề đăng ký doanh nghiệp, trong đó có quy định một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều con dấu.

Trong Nghị định mới quy định, doanh nghiệp có quyền được quyết định về hình thức, nội dung và về số lượng con dấu của doanh nghiệp mình.

Nghị định trên thay thế cho Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ – CP được ban hành ngày 9/1/2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về vấn đề thủ tục hành chính trong Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu giá rẻ cho doanh nghiệp

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “mỗi công ty có nhiều nhất bao nhiêu con dấu”, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết ngay sau đây của chúng tôi.

  1. Mỗi công ty, doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số duy nhất

Cụ thể, ngoài các quy định chung liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công ty, doanh nghiệp, nguyên tắc áp dụng để giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Nghị định mới này còn quy định cơ chế phối hợp liên thông điện tử tự động giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan thuế thông qua quy trình tạo và sử dụng mã số cho doanh nghiệp.

Theo đó mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất được gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế của công ty, doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp sẽ được tạo, gửi, nhận tự động do Hệ thống thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp; qua Hệ thống thông tin đăng ký thuế và sẽ được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thống nhất sử dụng mã số cho doanh nghiệp để quản lý và trao đổi các thông tin về doanh nghiệp.

  1. Doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều con dấu

Nghị định mới này cũng bổ sung quy định về hồ sơ thông báo mẫu hình thức con dấu theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho công ty, doanh nghiệp khi thông báo mẫu con dấu, góp phần cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh nước ta theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Theo Nghị định mới quy định, doanh nghiệp sẽ có tự quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty, doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với một hình thức và nội dung như nhau.

Việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hiện nay được kỳ vọng như một công cụ tiện lợi và hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng thời gian thực hiện thủ tục đăng ký của doanh nghiệp, minh bạch hóa công tác đăng ký của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho các cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc tiếp nhận và quản lý các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký thành lập thông qua hình thức này, quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được quy định tại Nghị định mới được thiết kế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp. Cụ thể là tổ chức, cá nhân được lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc lựa chọn sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

>>> Xem thêmDịch vụ khắc dấu Hà Nội giá rẻ

>> > Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu chữ ký giá rẻ tại Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *