Đối với cơ quan, doanh nghiệp thì con dấu là vật dụng không thể thiếu. Nó đại diện đảm bảo về tính pháp lý không chỉ nhằm giúp cho nhà nước có phương pháp quản lý tốt nhất mà đó còn là công cụ ràng buộc các giao kết bằng văn bản giữa cơ quan, công ty, doanh nghiệp hay các cá nhân với nhau. Do vậy, con dấu công ty có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dòng chảy giao thương trên thị trường sản xuất kinh doanh và cung ứng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu Hà Nội giá rẻ
Mặc dù con dấu được sử dụng thường xuyên liên lục, đặc biệt là đối với các đơn vị, các cơ quan lớn, nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng hiểu được cách quản lý và cách sử dụng con dấu công ty sao cho đúng và chuẩn mực nhất. Bài viết này sẽ chia sẻ nội dung tư vấn và hướng dẫn quan trọng về việc sử dụng con dấu công ty với tiêu chí giúp cho người đọc hiểu được các thông tư – nghị định về con dấu công ty và cách sử dụng con dấu công ty.
Nhìn vào một bản hợp đồng của công ty, doanh nghiệp với hình ảnh con dấu tròn pháp nhân hay dấu chức danh đóng nghiêng ngả, chữ ký một nơi con dấu một nẻo có lẽ bạn sẽ đánh giá được ngay doanh nghiệp này đang gặp vấn đề về cách sử dụng con dấu.
Hướng dẫn quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Từ ngày 08/12/2015, theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành và có hiệu lực.
Theo đó, con dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng như sau:
- Các công ty, doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015 sẽ tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp mà không cần phải thông báo mẫu con dấu cho các cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp công ty, doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực con dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu hình thức con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp công ty, doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì cần phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
- Cơ quan công an cấp giấy biên nhận việc đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
- Trường hợp công ty, doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì công ty, doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này.
Bên cạnh đó, thông báo việc mất con dấu, mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Theo đó, Nghị định 96/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã ban hành.
>> > Xem thêm: Dịch vụ khắc dấu chữ ký giá rẻ tại Hà Nội